[tintuc]
Hiện nay, không chỉ các khu vực nông thôn mà ngay cả các thành phố lớn, vẫn còn nhiều hộ gia đình sử dụng nguồn nước giếng khoan cho sinh hoạt. Tuy nhiên chất lượng nguồn nước giếng khoan có sạch và an toàn cho sức khoẻ gia đình vẫn còn là câu hỏi cho những người đang sử dụng.
Trước đây, nguồn nước giếng khoan rất sạch và được sử dụng là nguồn cấp nước chính. Tuy nhiên, cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng, nước giếng khoan đã bị biến đổi tính chất đi rất nhiều.
Nước giếng khoan hiểu nôm na là nguồn nước từ các giếng đào với độ sâu nhất định. Trước đây, người dân thường tìm nơi có mạch nước ngầm để đào giếng lấy nước sử dụng cho sinh hoạt.
Như vậy, nước giếng khoan có bản chất là nước ngầm (nguồn nước thấm sâu trong lòng đất, trải qua các tầng địa chất đất đá, hoàn tan nhiều khoáng chất, được loại bỏ cặn bẩn). Theo đó, nước giếng khoan là nước sạch và rất giàu khoáng chất.
Được lấy từ sâu trong lòng đất nên tùy từng vị trí địa lý, thổ nhưỡng, độ sâu mà nước giếng khoan mang đặc điểm tính chất và thành phần khác nhau.
Sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị khiến môi trường khí quyển, môi trường nước xuống cấp nặng nề. Không chỉ thấy rõ nhất hiện tượng ô nhiễm ở ao, hồ, sông suối, các nguồn nước ngầm được coi là tinh khiết trong lành hiện nay cũng bị biến đổi tính chất rất nhiều.
Do đó, nguồn nước giếng khoan (hay nước ngầm) không còn là lựa chọn an toàn. Có thể khẳng định nước giếng khoan trong thời đại ô nhiễm chứa nhiều tạp chất độc hại: hóa chất, hợp chất hữu cơ độc hại, kim loại nặng… khiến tính chất hóa học bị biến đổi và mang mối đe dọa tiềm ẩn tới sức khỏe con người. Cụ thể:
Nước cứng hơn
Khi nồng độ ion canxi (Ca2 +) và magiê (Mg2 +), ngoài ra cũng có thể có thêm sắt, nhôm và mangan vượt quá mức an toàn cho phép sẽ làm tăng độ cứng của nước, khiến nước bị đắng.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do nước giếng nhiễm đá vôi, thường xảy ra ở những vùng núi đá vôi.
Nước cứng sử dụng ăn uống gây các bệnh sỏi thận, tĩnh mạch. Nước cứng dùng cho sinh hoạt như tắm gội có thể gây khô da, tóc và gây hỏng hóc chậu, thau chứa nước bằng kim loại.
Độ pH thấp
Nguồn nước giếng khoan hiện nay có pH thấp hơn so với trước đây. Điều này đặt ra câu hỏi rằng nguồn nước giếng có thể chứa thêm các loại axit hay oxit axit hòa tan.
Nước nhiễm hóa chất, kim loại
Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, các hóa chất, chất thải công nghiệp cùng chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp đổ ra môi trường tác động xấu tới nguồn nước giếng khoan gia đình.
Trong nguồn nước giếng khoan luôn chứa một lượng hóa chất từ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ hoạt động chăn nuôi động vật,... nếu không được đưa vào quy trình xử lý mà sử dụng trực tiếp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Trong nước giếng khoan hiện nay cũng ẩn chứa nhiều lim loại: Asen, chì, nitrat, sắt, thủy ngân, crom… Thạch tín (Asen) có thể gây nên các bệnh ung thư, rối loạn thần kinh, tổn thương thận.
Ngoài ra, lượng nitrat có trong nước giếng ngoan có nguy hại đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Chì gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương não.
Do đó việc sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ rước bệnh vào người
Những biến đổi về mặt hóa học của nước giếng khoan khiến bạn khó lòng nhận ra nước giếng khoan bị ô nhiễm. Phương pháp nhận diện nguồn nước ô nhiễm và đánh giá chất lượng nước xác đáng nhất là xét nghiệm nước giếng khoan.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết sự biến đổi của nguồn nước giếng khoan bằng các biểu hiện vật lý được trình bày trong phần tiếp sau đây.
Biểu hiện của nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm
Bằng giác quan thông thường có thể thể nhận biết nguồn nước giếng khoan đang sử dụng bị ô nhiễm với các dấu hiệu cụ thể sau:
Nước giếng khoan bị đục
Đây là hiện tượng phổ biến nhất của nước giếng khoan hiện nay. Mạch nước ngầm bị xâm nhập bởi các loại tạp chất: tảo, rong rêu, vi khuẩn ký sinh hay chất hữu cơ do xác động vật, thực vật phân hủy. Nước giếng từ đó không còn trong và sạch như trước đây.
Ngoài ra, nước đục có thể do giếng cạn hoặc khai thác giếng chưa đủ độ sâu để lấy được nguồn nước ngầm với chất lượng nước sạch hơn, trong hơn.
Nước giếng khoan có màu vàng (nước giếng khoan có váng)
Một tình trạng thường thấy khác là nước giếng khoan khi múc lên khỏi giếng để một thời gian sẽ xuất hiện các váng màu vàng nổi lên lơ lửng. Điều này cho biết nước giếng khoan gia đình bạn sử dụng đã bị nhiễm sắt.
Sắt tồn tại trong nước giếng khoan dưới dạng Sắt 2+ (Fe2+). Khi nước được múc lên, Sắt 2+ phản ứng oxi trong không khí tạo ra kết tủa oxit Sắt II gây nên màu vàng. Hợp chất này cũng khiến nước giếng khoan có mùi tanh khó chịu.
Phần trình bày bên trên đã lý giải nước khoan hiện nay không còn tính chất nguyên bản và sạch như trước đây!
Khi thấy nước giếng khoan có những biểu hiện xuống cấp rõ ràng nêu trên, việc bức thiết cần thực hiện ngay là xử lý và lọc nước giếng khoan ô nhiễm trước khi đưa vào dùng cho sinh hoạt, ăn uống.
Tùy vào chất lượng nguồn nước và điều kiện để có những biện pháp xử lý khác nhau.
|
nước giếng khoan bị chuyển màu vàng do nhiễm kim loại nặng |
Các phương pháp xử lý và lọc nước giếng khoan gia đình
Một vài phương pháp xử lý nguồn nước giếng khoan ô nhiễm hiện nay có thể kể đến như: xây bể lọc, dùng hóa chất và sử dụng các thiết bị lọc nước giếng khoan gia đình.
Phương pháp xây bể lọc
Bể lọc là phương pháp lọc nước sinh hoạt truyền thống và đã được sử dụng từ rất lâu trước đây. Nguyên lý hoạt động của bể lọc dựa cơ chế tự lọc sinh học.
Hệ thống lọc được xây gồm có 3 ngăn: lắng, lọc và chứa. Các tầng lọc sử dụng vật liệu đơn giản, dễ kiếm, ít tốn kém như: cát các loại kích thước lớn - nhỏ, than hoạt tính và sỏi.
Xây dựng bể lọc thường được áp dụng ở nông thôn, những nhà có đất đai diện tích không gian rộng. Bạn có thể chủ động xây bể lọc với dung tích phù hợp với nhu cầu lọc nước giếng khoan.
Cho đến nay, phương pháp này vẫn được xem là một trong những phương pháp lọc nước giếng khoan giá rẻ và khá hiệu quả.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận hạn chế của phương pháp bể lọc. Nguồn nước đầu ra chỉ được đảm bảo sạch tạp chất, kích thước lớn, kim loại nặng nhưng vẫn tồn tại nhiều vi khuẩn, vi sinh vật siêu nhỏ trong nguồn nước.
Bên cạnh đó, xây bể lọc và sử dụng bể lọc tốn khá vất vả, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Bạn cần sục rửa bể thường xuyên để đảm bảo chất lượng nguồn nước. Chưa kể, nước lọc đầu ra được tích trữ trong bồn chứa với khối lượng lớn để lâu ngày có thể bị tái nhiễm khuẩn.
Phương pháp xử lý bằng hóa chất
Hóa chất được dùng để xử lý nước giếng khoan ô nhiễm đều là những hóa ít tính độc, chuẩn bị đơn giản, không gây các tác dụng phụ hay ảnh hưởng chất lượng nguồn nước.
Dân gian vẫn thường sử dụng các chất như: phèn chua, than hoạt tính, tro bếp, vôi… làm nguyên liệu trong quy trình lọc nước giếng khoan.
· Phèn chua
Thả một lượng vừa đủ phèn chua vào bể hay dụng cụ chứa nước giếng và khuấy đều. Sau đó, bạn sẽ thấy phèn chua tan ra, tạo thành lớp màng rất mỏng trên mặt nước. Lớp màng này sẽ từ từ chìm dần xuống kéo theo xuống đáy các cặn bẩn, tạp chất.
Điều chỉnh lượng phèn thả vào nước để tùy chỉnh độ trong của nước. Sử dụng lượng thích hợp tới khi nước trong.
· Than hoạt tính
Than hoạt tính luôn nằm trong thành phần lọc nước. Nguyên liệu này không chỉ giúp bỏ tàn dư, cặn bẩn, chất phèn mà còn hấp thụ mùi hiệu quả.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng với nguồn nước bị nhiễm phèn nhẹ hay ô nhiễm ở mức độ nhẹ.
· Tro bếp
Bạn có thể khử phèn trong nước giếng chỉ bằng 5 đến 10g tro bếp trong khoảng thời gian 15 đến 20 phút.
Chất trong nguồn nước nhiễm phèn sẽ phản ứng với thành phần trong tro bếp. Hợp chất sắt không tan sẽ được loại bỏ và mang lại lượng nước sạch an toàn.
Sau khi phản ứng xảy ra, tro bếp ban đầu sẽ lắp xuống đáy chậu. Bạn có thể gạn lấy phần nước bên trên đã khử phiền và sử dụng.
· Vôi
Cũng giống với phương pháp sử dụng tro bếp, bạn cho vôi vào nước đợi phản ứng kết tủa lắng xuống đáy. Sau đó hớt lượng nước sạch phía trên để sử dụng.
Tuy nhiên,cả hai nguyên liệu vôi và tro bếp chỉ là giải pháp tạm thời sử dụng lọc nước giếng khoan bị nhiễm phèn (nhiễm sắt) với lượng rất nhỏ, sử dụng từ từ và không đen lại hiệu quả tối ưu nếu bạn muốn lọc nước giếng với lượng lớn.
· Hóa chất khác
Ngoài những nguyên liệu thô dễ kiếm, bạn có thể sử dụng hóa chất chuyên biệt. Các hóa chất chứa clo như cloramin B dạng bột hoặc viên, hyppo-clorit canxi. có thể xử lý nước giếng khoan với thể tích nhỏ chứa trong chum, vại.
Tuy nhiên, lượng nước được làm sạch này chỉ khuyến khích dùng để giặt rũ, sinh hoạt, tránh dùng cho ăn uống.
Sử dụng các thiết bị lọc nước giếng khoan
Các phương pháp truyền thống như xây bể lọc hay sử dụng hóa chất chỉ phần nào xử lý được nước giếng khoan ô nhiễm với quy mô nhỏ và chưa thực sự triệt để.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến ngày nay, ta đã có các thiết bị lọc nước giếng khoan gia đình với công năng ưu việt, khả năng lọc sạch vượt trội, mất ít công sức và tiện lợi hơn rất nhiều.
Đó là các loại máy lọc nước tổng-hệ thống lọc nước sinh hoat có thể lọc nước giếng khoan với thể tích lớn, đáp ứng nhu cầu lọc nước tối ưu cho người dân, bà con.
|
hệ thống lọc nước sinh hoạt |
[/tintuc]